Sử dụng cảm biến bật tắt đèn, bóng tiết kiệm công tắc điện tích hợp vào ổ khóa và bể chứa nước mưa, 3 sinh viên Đại học Bách Khoa TP HCM đã nghiên cứu thành công đề án tiết kiệm điện cho trường.
Điều này cho phép bóng tiết kiệm CFLs của MEGAMAN® có cường độ sáng cao hơn khoảng 7% so với các loại đèn compact có cùng công suất tại thời gian làm nóng ít hơn 1 giây.
Sử dụng các số liệu tính toán từ thực tế, đề án của 3 sinh viên Bùi Thái Luân, Trần Ngọc Quý và Lê Trường Phú nhằm mục đích tìm ra giải pháp sử dụng điện và nước tại Đại học Bách Khoa TP HCM một cách hợp lý, tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí năng lượng.
Nhóm sinh viên Bách Khoa tại cuộc thi ở Singapore, nơi họ dành giải nhì cho đề án tiết kiệm năng lượng tại Đại học Bách Khoa TP HCM Để tiết kiệm điện, nhóm tập trung vào hệ thống chiếu sáng và máy lạnh là hai mảng sử dụng điện chủ yếu của trường. Nhóm đề xuất thay thế bóng đèn loại mới tiết kiệm điện hơn, lắp cảm biến trong phòng học đếm số sinh viên đi học để mở các dãy đèn ưu tiên gần với bục giảng. Đèn hành lang được quản lý theo hệ thống thời gian thực, bật vào 18h tối và tắt lúc 6h sáng, tránh mở cả ngày gây lãng phí. Đối với máy lạnh, công tắc điện được tích hợp vào trong khóa cửa để phòng tình trạng mở máy lạnh khi không có người trong phòng. Giải pháp tiết kiệm nước của nhóm là xây dựng các bể chứa nước mưa nhằm tận dụng nguồn nước mưa để dùng trong nhà vệ sinh và tưới cây. Đây là những nơi không yêu cầu nước chất lượng cao. Thái Luân, thành viên nhóm cho biết, để có được những số liệu chính xác từ thực tế, nhóm đã phải mượn hóa đơn tiền điện nước của trường về nghiên cứu. Bước khó khăn nhất trong quá trình thực hiện đề án là tiến hành đo đạc tại các tòa nhà trong Đại học Bách khoa TP HCM để ứng dụng giải pháp hợp lý. “Những giải pháp đưa ra chỉ là những phương tiện hỗ trợ tiết kiệm năng lượng còn yếu tố quan trọng nhật vẫn là ý thức sử dụng của con người”, thầy Nguyễn Tuấn Hùng, giáo viên hướng dẫn nhóm làm đề tài cho biết. Vì vậy nhóm còn đưa ra số liệu sử dụng năng lượng tại từng nơi để mọi người biết và có ý thức tiết kiệm. Thầy Hùng cho rằng, đề án này có thể giúp tiết kiệm được cao nhất tới gần 50% năng lượng sử dụng; chỉ trong vòng 8 tháng sẽ thu hồi vốn. Đánh giá đây là dự án mang tính thực tiễn cao, có thể áp dụng được cho nhiều nơi như trường học, bệnh viện, công sở; Ban tổ chức cuộc thi Tiết kiệm năng lượng dành cho sinh viên các nước Đông Nam Á điễn ra tại Singapore vào tháng 3 vừa qua đã trao giải nhì cho nhóm 3 sinh viên Đại học Bách Khoa TP HCM này |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét